SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 06/05/2024
  • Click để copy

Việt Nam nằm trong danh sách xâm phạm bản quyền phim truyền hình Hàn Quốc

12:19, 14/10/2016
Việt Nam nằm trong danh sách xâm phạm bản quyền nội dung truyền hình Hàn Quốc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã gửi 44 cảnh báo tới Việt Nam vì vi phạm bản quyền, trong đó có phim Yukrongi Narsha của SBS. 

Theo The Korea Times, một báo cáo gần đây cho thấy nội dung có bản quyền từ chương trình truyền hình Hàn Quốc đang bị xâm phạm ngày càng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Theo một báo cáo công bố hôm chủ nhật của nghị sĩ Kwak Sang-do, thuộc Ủy ban Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Quốc hội Hàn Quốc, tính từ năm 2013 đến tháng 8 năm nay đã có 503 trường hợp vi phạm bản quyền.

Báo cáo hàng năm cho thấy xu hướng này tăng lên rõ rệt trong vòng 2 năm qua: 92 trường hợp trong năm 2013 và 61 trường hợp năm 2014, đến tháng 8-2015 là 197 trường hợp.

Cụ thể hơn, số lần vi phạm của Trung Quốc là 207 (chiếm 41,2%); số lần vi phạm của Thái Lan là 152 (chiếm 30,2%); Philippines là 78 (chiếm 15,5%) và Việt Nam là 66 (chiếm 13,1%).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã gửi cảnh báo tới 56 trường hợp vi phạm đã bị cáo buộc vi phạm bản quyền nhiều nội dung phim truyền hình như Remember: Son's War của đài SBS và Impertinently Go Go của KBS. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cũng gửi 44 cảnh báo tới Việt Nam vì vi phạm bản quyền, trong đó có phim Yukrongi Narsha của SBS; gửi Philippines 78 lời cảnh báo với 103 lần vi phạm.

“Các đài truyền hình và nhà sản xuất Hàn Quốc đang rất đau khổ do sự gia tăng tình trạng vi phạm bản quyền ở các nước. Chính phủ Hàn Quốc cần phối hợp với các ban ngành có liên quan để có hành động đối với hành vi vi phạm làm phá vỡ trật tự thị trường. Chúng ta cần phải thúc giục các nước tìm ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình”, ông Kwak Sang-do tuyên bố.

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ SCMP, một nhóm gồm 8 tờ báo của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện OpenAI và Microsoft, những nhà phát triển ứng dụng ChatGPT, với cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới, diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa qua, đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiện nay.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.